7P trong marketing mix là gì?

1. Marketing 4P là gì?

1.1 Mô hình Marketing 4P cơ bản:

Chẳng chờ đợi gì nữa, hãy trả lời ngay câu hỏi Marketing 4P là gì? – Bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

Đây là mô hình đề cập tới 4 yếu tố quan trọng, tạo ra ảnh hưởng lớn tới hoạt động Marketing, bao gồm: 

  • Product: Sản phẩm; 
  • Price: Giá cả;
  • Place: Địa điểm buôn bán;
  • Promotion: Hoạt động quảng cáo;

Marketing 4P là gì?

Mục đích của mô hình này là giúp bạn có thể đưa ra chiến lược liên quan tới các yếu tố trên, ví dụ như: 

  • Sản phẩm của mình có gì nổi bật? Đặc điểm nào nên được quảng cáo tới khách hàng?
  • Buôn bán ở khu vực nào thì hợp lý, và đánh trúng đối tượng khách hàng của mình?
  • Online hay Offline? 
  • Có nên thực hiện các chương trình giảm giá? – 10%, 20% hay 30%?
  • Chương trình giảm giá đó hướng mục đích là gì? Quảng cáo để nhiều người biết đến sản phẩm hay để thu hút khách hàng tới cửa hàng?…

Ngoài ra, việc phân chia hoạt động quảng cáo và truyền thông của cửa hàng thành 4 yếu tố trên, cũng giúp chủ shop, chủ doanh nghiệp,… quản trị và nắm bắt toàn bộ hoạt động Marketing 1 cách dễ dàng nhất.

Tuy nhiên, nếu đã kinh doanh 1 thời gian bạn cũng nhận ra nhỉ. Mô hình này không còn tối ưu bởi ngoài 4 yếu tố trên thì hiện nay còn nhiều yếu tố khác tác động tới hoạt động Marketing của 1 doanh nghiệp hay 1 shop bán hàng.

Vì vậy, mô hình 4P hiện nay đã phát triển thành mô hình mới, 7P.

1.2 Từ 4P thành 7P – Mô hình Marketing thời đại mới

Vậy là bạn đã biết Marketing 4P là gì rồi. Nhưng để cập nhật hơn với bối cảnh hiện tại, bây giờ hãy cùng tìm hiểu 7P nhé.

Mô hình ‘4P’ vốn được phát triển từ những năm 1960. Lúc đó, kinh tế chưa phát triển (hậu thế chiến, chiến tranh lạnh,…), phần lớn người tiêu dùng trên toàn thế giới chỉ có những nhu cầu cơ bản về “đủ ăn đủ mặc”.

Trong một bối cảnh như vậy, chắc chắn việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tại sao ư? Các doanh nghiệp dễ dàng phát triển 1 sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, mà chẳng qua lo về các đối thủ cạnh tranh (thị trường mới toanh và ít người đủ vốn để kinh doanh). Còn khách hàng, họ chẳng có quá nhiều đòi hỏi, chỉ cần đủ ăn đủ mặc, cũng như không có nhiều lựa chọn.

“Sản phẩm” là trung tâm của thị trường, và nhà kinh doanh là người có sức ảnh hưởng. 

Tuy nhiên, sang đến thế kỷ XXI, nền kinh đã phát triển, hầu như các nhu cầu đơn giản, dễ thấy đều đã được đáp ứng hết, rất hiểm để phát triển 1 sản phẩm hoàn toàn mới và khác biệt hẳn so với các sản phẩm đã có trên thị trường. 

Giờ nhìn ra thị trường bạn cũng sẽ thấy ngay thôi. 

Một loại sản phẩm (ví dụ như quần áo) mà có hàng chục hàng trăm thương hiệu cùng kinh doanh, hệ quả, người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn. Nên khách không mua của shop này thì mua của shop khác.

Đó là chưa kể, khi các nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng về “ăn ở” đều đa được đáp ứng hết, thì hiển nhiên họ cũng sẽ sinh ra nhưng đòi hỏi cao hơn.

Nếu bạn đã biết Marketing 4P là gì thì không khó để biết Marketing 7P là gì

2. Tóm lại là gì?

Thời điểm hiện tại, chúng ta đã bước sang giai đoạn thị trường lấy “Người tiêu dùng” làm trung tâm, mô hình 4P không còn bao quát được toàn bộ các yếu tố liên quan đến hoạt động Marketing nữa.

Vì vậy, mô hình này đã được mở rộng để bao gồm thêm 3 yếu tố khác và trở thành ‘7P’.

Và dưới đây là tổng hợp đầy đủ các yếu tố bạn có thể tìm hiểu:

  • Product – Sản phẩm

Đây là sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn bán, đồng thời còn bao gồm các gói/bộ sản phẩm mang tới khách hàng (ưu đãi mua 1 tặng 1, khuyến mãi,…)

Điều quan trọng là những đề nghị trên phải khiến khách hàng cảm thấy chúng mang lại giá trị, đáp ứng nhu cầu của họ và xứng đáng để họ mua hàng.

  • Price – Giá cả

Giá sản phẩm bạn đưa ra bao nhiêu? Điều này sẽ phụ thuộc vào các bộ phận cấu thành bên trong sản phẩm, mức độ cạnh tranh, nhu cầu thị trường, mẫu mã,… 

Nhưng tựu chung lại, cốt lõi của nó nằm ở câu hỏi: “Liệu đề nghị của bạn có mang lại giá trị và mức độ hữu ích đủ để khách hàng chấp nhận giá của nó không?”

  • Place – Địa điểm bán hàng

Địa điểm đề cập đến nơi sản phẩm của bạn được bán. Website Trực tuyến, Mạng xã hội, Sàn Thương mại (Online), tại cửa hàng, tại nhà hoặc cơ sở của khách hàng (Offline)… 

Tóm lại, đây là nơi bạn gặp gỡ khách hàng của mình và bán hàng.

  • Promotion – Quảng cáo

Yếu tố này bao trùm các thông điệp được bạn đưa ra cũng như các kỹ thuật mà bạn sử dụng để làm nổi bật lời đề nghị về giao dịch sản phẩm với khách hàng. 

Có rất nhiều phương thức: quảng cáo trực tuyến (Facebook Ads, Google Ads,…), quảng cáo báo chí, triển lãm, truyền miệng,… Chìa khóa ở đây là chọn những thứ phù hợp với doanh nghiệp.

  • Process – Quy trình

Đây nhóm các yếu tố chỉ quy trình phục vụ hoạt động giao dịch, cung cấp sản phẩm tới khách hàng. 

Các quy trình đó, ví dụ: hậu cần, giao vận – logistics; lắp đặt – xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ; đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng; đảm bảo chất lượng và hỗ trợ sau bán hàng,…

  • Physical Environment – Môi trường vật lý

Đây có thể là cửa hàng, quầy giao dịch hoặc trang web của bạn. 

Chắc là bạn sẽ thắc mắc yếu tố này thì khác gì so với Địa điểm?

Khác với Place để chỉ khu vực, vị trí bạn bày bán sản phẩm, thì Environment (Môi trường) ở đây đề cập nhiều hơn đến vấn đề Nhận diện thương hiệu – những yếu tố giúp khách hàng nhớ tới bạn lâu hơn (Màu sắc, Logo, Cách bày trí cửa hàng, Tên gọi…). 

Những điều này nhằm giúp doanh nghiệp/cửa hàng của bạn thể hiện cá tính và sự khác biệt tốt nhất có thể; cũng như giúp xây dựng lòng tin của khách hàng.

  • People – Nhân viên

Nếu đã lấy “Khách hàng” là trung tâm của mô hình này thì không thể thiếu được yếu tố “con người” trong quá trình Marketing của bạn. 

Cụ thể ở đây là những người đang làm việc trong quá trình phân phối sản phẩm, nhân viên/cộng tác viên bán hàng, chăm sóc khách hàng. 

Bạn luôn cần đảm bảo họ thể hiện các giá trị của thương hiệu, được đào tạo tốt và tập trung vào khách hàng. Đây là cách tốt để bạn gây dựng ấn tượng tích cực trong mắt người tiêu dùng.

Kết

Đến đấy chắc bạn cũng đã năm rõ Marketing 4P là gì và xa hơn là Marketing 7P rồi nhỉ.

Hai mô hình này, đặc biệt là 7P, chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quan về cách để thực hiện việc đánh giá hoạt động tiếp thị hiệu quả, cũng như nhanh chóng xác định các vấn đề và đưa ra những ý tưởng phù hợp.

Và với bối cảnh đại dịch Covid hiện tại, các nhà bán hàng như bạn có thể nhanh chóng khám phá ra cách thay đổi và tối ưu hiệu quả mang lại từ các hoạt động quảng cáo hiện tại.

Tìm hiểu thêm: Quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google

Vui lòng liên hệ Megaon 0949 880 224 - 0938 880 224 (Zalo / Telegram / Viber) – (028) 6678 8497

Tổng thể dịch vụ của Megaon

Công ty Cổ phần Megaon

  • Megaon – Cùng Nhau Phát Triển Bền Vững
  • Phone: 0949 880 224 - 0938 880 224 (Zalo / Telegram / Viber) - (028) 66784897
  • Mail: info@megaon.vn
  • Website: www.megaon.vn
  • Văn phòng: 178/35 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

KHÁCH HÀNG CỦA MEGAON

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Để đáp ứng nhu cầu quý khách hàng, công ty quảng cáo Megaon sẵn sàng tư vấn ngay. Để được chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất, bạn vui lòng điền vào mẫu bên dưới.

    Cảm ơn Quý Khách đã đăng ký tư vấn

    Megaon sẽ cử bộ phận tư vấn gọi điện ngay

    Trân trọng